1. Xuất hiện nấm mốc
- Nguyên nhân: Do sơn nước bạn lựa chọn có chứa nhiều tạp chất hoặc những vết dơ bám trên bề mặt sơn gây ra. Hiện tượng nấm mốc thường xuất hiện khi bề mặt sơn bị ẩm.
- Cách xử lý: Chà sạch chỗ bị nấm mốc bằng bàn chải, triệt tiêu nguồn gây ẩm cho bức tường (nếu có) sau đó sơn lại bằng những sản phẩm sơn nước có UY TÍN, CHÍNH HÃNG.
2. Sơn bị phai màu
- Nguyên nhân: Đây là sự cố thường gặp phải khi sơn nhà sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chất lượng sơn nước và quy trình thi công không đảm bảo (không sử dụng sơn lót, màng sơn bị nấm mốc mà không xử lý kịp thời)
- Cách xử lý: Sơn lại theo đúng quy trình và hệ thống. Khi sơn lại, bạn cần đặc biệt chú ý trong khâu lựa chọn sản phẩm và giám sát thi công
3. Sơn bị nổi bọt
- Nguyên nhân: Bề mặt tường dơ, lớp sơn quá dày
- Cách xử lý: Sơn lại theo đúng quy trình và hệ thống. Thành Vạn Phát khuyến cáo bạn nên lựa chọn những sản phẩm vượt trội về đặc tính bóng và chùi rửa được (vừa khắc phục được hiện tượng sơn bị nổi bọt vừa tăng tính thẩm mỹ cho bức tường nhà bạn)
4. Sơn bị lệch màu
- Nguyên nhân: Với hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân gây ra:
+ Bề mặt thi công sơn lót không đều
+ Sơn được pha không đồng nhất (Tinh màu không được trộn đều khi thực hiện pha màu sơn)
+ Sơn lăn chưa đủ lớp
+ Pha sơn lộn gốc
+ Lăn sơn không đồng đều
- Cách xử lý: Không được bỏ qua sơn lót trong quá trình thi công sơn nước, giám sát và lăn sơn lót kỹ trước khi sử dụng sơn phủ. Khuấy sơn thật kỹ trước khi lăn. Thực hiện đúng theo quy trình được nhà sản xuất hướng dẫn.
5. Độ phủ kém
- Nguyên nhân: Sử dụng sơn kém chất lượng. Quá trình thi công sơn nước không đảm bảo (sơn không đủ lớp theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sơn không đều chỗ dày chỗ mỏng, sử dụng màu sơn nhạt hơn nhiều so với chất nền..)
- Cách xử lý: Nên sơn lót trước khi lăn sơn phủ để tạo bề mặt tường đồng đều. Sử dụng các thương hiệu sơn cao cấp, có uy tín để có được độ phủ tốt. Pha dung môi theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất (đặc biệt đối với loại sơn dầu).
6. Bề mặt sơn bị phồng rộp
- Nguyên nhân: Do thực hiện thi công sơn nước trong khi tường còn ẩm
- Cách xử lý: Thông thường để bề mặt tường khô từ 15 đến 21 ngày và nhớ làm sạch bề mặt tường trước khi sơn.
7. Bề mặt sơn bị bong tróc
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do không sử dụng sơn lót. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như bề mặt sơn có nhiều bụi, tạp chất làm giảm độ bám dính của sơn (đây là nguyên nhân thường gặp của những loại sơn không có độ bóng và không chùi rửa được), hơi ẩm từ bên trong bức tường, lớp sơn cũ và sơn mới không tương thích.
- Cách xử lý: Làm sạch bề mặt để loại bỏ bám bụi và những tạp chất, xử lý nguồn nước, hơi ẩm làm ảnh hưởng tới độ ẩm của tường, sử dụng sơn lót phù hợp, sơn nước có thương hiệu và nên chọn những sản phẩm mạnh về độ bóng và chùi rửa được.
8. Màng sơn bị phấn hóa
- Nguyên nhân: Hiện tượng này thường chỉ xuất hiện sau một thời gian khi lớp sơn bị bào mòn và ảnh hưởng bởi thiên nhiên và các điều kiện khách quan bên ngoài. Sự cố này thường gặp phải khi bạn sơn nhà bằng các thương hiệu sơn rẻ tiền, chất lượng không được tốt.
- Cách xử lý: Sơn lại theo đúng quy trình và hệ thống. Bạn nên lưu ý những đặc điểm sau để không gặp phải hiện tượng phấn hóa:
+ Sử dụng sơn trong nhà để sơn ngoài trời.
+ Sơn bị pha quá loãng.
+ Không sử dụng sơn lót hoặc sử dụng không đúng cách.
+ Lượng keo trong sơn thấp.
ĐỀ NGHỊ THAM KHẢO:
Hướng dẫn thi công sơn nước từ A đến Z
Quy trình thi công sơn nước - Giai đoạn hoàn thiện (P3)
Trung tâm phân phối sơn nước Thành Vạn Phát - chuyên phân phối các thương hiệu sơn nước chất lượng cao, uy tín: sơn Jotun, Dulux, Kova, Toa, Nippon, Dura... Với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ tiện ích (phối màu 3D mặt tiền, tư vấn phối màu, tư vấn và giám sát thi công, tư vấn xử lý những sự cố thường gặp phải khi sơn nhà), bạn sẽ hài lòng khi đến với Thành Vạn Phát. Liên hệ Hotline: 0934060067 - 02866810415 để được tư vấn.