Để trả lời cho câu hỏi “sơn nước gốc dầu là gì?”, bạn cần biết được cấu tạo thông thường của sơn nước gồm có: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Trong đó yếu tố dung môi là cơ sở để phân biệt đâu là sơn gốc nước, đâu là sơn gốc dầu.
Trong lĩnh vực sơn nhà, dung môi thường sử dụng là nước hoặc dầu hỏa; được hòa thêm vào trong quá trình thi công với mục đích tạo môi trường hòa tan và pha loãng sơn nước theo nhu cầu sử dụng. Trước kia khi nhu cầu của thị trường đối với sơn nhà tập trung nhiều vào yếu tố chống thấm nước thì dòng sơn nước gốc dầu (sử dụng dầu hỏa làm dung môi) rất được ưa chuộng. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ cùng với sự gia tăng hiểu biết của người tiêu dùng, thì dòng sơn gốc nước lại dần chiếm được lòng tin của thị trường xây dựng Việt Nam (cho đến hiện tại, dòng sơn nhà – sơn gốc nước chiếm từ 80% - 90% thị phần).
Để hiểu rõ hơn về “sơn nước gốc dầu là gì?”, bạn hãy cùng Thành Vạn Phát đi qua một số đặc điểm chính của dòng sơn này.
1. Ưu điểm của dòng sơn nước gốc dầu
+ Màng sơn cứng, ít trầy xước, dễ lau chùi, chống bám bẩn, bảo vệ tốt cho công trình.
+ Bằng việc sử dụng dầu hỏa làm dùng môi, dòng sơn nước gốc dầu có khả năng kháng nước rất cao, chống thấm nước, bảo vệ công trình khỏi các hiện tượng ẩm, mốc thường phát sinh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
+ Có khả năng bám dính tuyệt vời trên bề mặt bả mastic (đặc biệt khi kết hợp sử dụng cùng dòng sơn lót gốc dầu) đồng thời có khả năng thấm hút mạnh đối với lớp phấn trên bề mặt thi công. Do đó, ngày nay dòng sơn nước gốc dầu thường được sử dụng để xử lý cho các công trình có hiện tượng bị phấn hóa.
+ Ngoài ra, sơn nước gốc dầu thường dễ thi công hơn so với các hệ sơn dung môi khác. Điển hình như dòng sơn gốc nước, để có thể có được một màng sơn bền vững, màu sắc đồng đều tươi mới thì thợ thi công cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như: độ ẩm, thời gian thi công, thời gian khô bề mặt, hệ thống sơn nước sử dụng: bột trét tường, sơn lót, sơn phủ đồng thời phải thật chuyên nghiệp, cẩn thận trong quá trình thi công: trét tường, xả nhám, lăn sơn, dặm vá,….
2. Nhược điểm của dòng sơn nước gốc dầu
+ Tuy rằng sơn nước gốc dầu dễ thi công hơn so với các dòng sơn hệ dung môi khác nhưng môi trường thi công lại thường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của thợ sơn: trong điều kiện nhiệt độ cao, kín gió, việc sử dụng dung môi bằng dầu hỏa thường sinh ra mùi hôi đặc trưng, gây cảm giác khó chịu, khó thở,… đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro về cháy nổ.
Bản thân sơn nước gốc dầu thường có nhiều độc tố và phát tán mùi nhiều hơn so với dòng sơn gốc nước. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình lựa chọn của người tiêu dùng. Điển hình bằng việc sản phẩm sơn nước không mùi tự nhiên thế hệ mới Mykolor Low Odor của tập đoàn 4 Oranges rất được khách hàng tin dùng tuy rằng thời gian chiếm lĩnh thị trường ngắn hơn rất nhiều so với các dòng sơn khác.
+ Dụng cụ thi công như cọ, rolo thường có hiện tượng xơ cứng khi nhúng vào sơn nước gốc dầu. Do đó gia chủ thường phải bỏ ra chi phí nhiều hơn giành cho vật liệu xây dựng: dung môi, cọ, rolo,…
+ Khả năng kháng kiềm của sơn nước gốc dầu kém hơn rất nhiều so với sơn gốc nước. Nếu thực hiện thi công trong điều kiện bề mặt tường hoặc điều kiện khí hậu có nồng độ pH cao thì màng sơn thường sẽ rất nhanh chóng bị phá hủy.
+ Màng sơn sau khi thi công sẽ rất cứng, khó bị trầy xước, bảo vệ tốt cho công trình. Tuy nhiên thời gian để màng sơn đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất là không ngắn ví dụ như sơn dầu thường sẽ khô sau 24h nhưng nếu bấm vào bề mặt vẫn thấy mềm và dễ bị bong tróc. Nhưng sau khoảng thời gian 7 ngày thì màng sơn sẽ trở nên rất cứng và bám chắc bề mặt.
3. Sự vượt trội về tính năng của các dòng sơn gốc nước thế hệ mới
Dòng sơn nước gốc dầu đã từng chiếm một vị thế lớn không chỉ là ở thị trường Việt Nam mà ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Trước những năm 1950, dòng sản phẩm này chiếm hầu hết thị phần tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên chỉ cần đến năm 1975, ngay trước cả khi những quy định về an toàn sơn nước ra đời, vỏn vẹn trong vòng 25 năm phát triển, dòng sơn gốc nước đã thực hiện một cuộc soái ngôi ngoạn mục với hơn 75% thị phần Hoa Kỳ và cho đến ngày nay tỉ lệ này đã lên đến con số 85% - 90%.
Rất dễ để có thể lý giải được sự phát triển thần tốc này. Trong thực tế, dòng sơn gốc nước được nghiên cứu và ra đời từ trước những năm 1950, tuy nhiên với những hạn chế của công nghệ thời đó thì tính năng của dòng sơn này được đánh giá yếu kém hơn rất nhiều so với các hệ dung môi khác.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ - kĩ thuật trong ngành sản xuất sơn nước trong khoảng thời gian từ 1950 trở về sau cùng với việc đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về tính năng, sự thẩm mỹ và độ an toàn đối với sức khỏe của sản phẩm thì khả năng đáp ứng của các dòng sơn gốc nước lại tốt hơn nhiều. Do đó, việc lên ngôi của dòng sơn gốc nước chỉ là vấn đề thời gian.
Bạn có thể tham khảo qua một số tính năng thế hệ mới của sản phẩm sơn gốc nước Mykolor của tập đoàn 4 Oranges để hiểu rõ hơn – đây là thương hiệu được đánh giá là một trong những dòng sản phẩm cao cấp trong thời điểm hiện tại.
Hy vọng với bài viết “sơn nước gốc dầu là gì?” sẽ giúp bạn có được kiến thức hay đồng thời đưa ra được những lựa chọn tốt nhất cho công trình của chính mình.
THAM KHẢO THÊM: Tổng hợp những kiến thức cần biết về sơn nước
Chúc bạn có một công trình đẹp như ý muốn!